Phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống các DTTS tại chỗ trên địa bàn tỉnh Kon Tum
21-4-2017

Theo đó, tổng nguồn vốn thực hiện Đề án giai đoạn 2017-2020 là 5.007 triệu đồng. Trong đó: Nguồn ngân sách nhà nước là 3.867 triệu đồng; Nguồn huy động từ Nhân dân đóng góp là 1.140 triệu đồng.

Để Đề án thực hiện đạt được các mục tiêu đề ra, UBND tỉnh Kon Tum chỉ đạo các Sở, ban ngành theo chức năng, nhiệm vụ của từng ngành xây dựng kế hoạch triển khai chi tiết các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án:

- Ban Dân tộc là đơn vị chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố triển thực hiện Đề án; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động; thực hiện các sản phẩm truyền thông; dạy nghề cho lao động nông thôn; tham mưu UBND tỉnh tổ chức tổng kết, đánh giá quá trình triển khai thực hiện Đề án; sử dụng, thanh quyết toán nguồn kinh phí của Đề án theo đúng các quy định hiện hành.

- Các sở, ban, ngành tỉnh; Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố: Xây dựng kế hoạch chi tiết để tổ chức triển khai thực hiện các nội dung, giải pháp và đảm bảo tính hiệu quả của Đề án; đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS tích cực tham gia công tác bảo tồn nghề truyền thống; vận động những người có tay nghề cao, những nghệ nhân tích cực tham gia truyền, dạy nghề cho thế hệ trẻ để làm công tác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống; lồng ghép việc triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới và các chương trình, dự án, chính sách khác trên địa bàn; vận động, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào việc phát triển nghề truyền thống.

- Các tổ chức chính trị xã hội: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Đề án và vận động người dân tham gia thực hiện; tổ chức những hoạt động cụ thể phù hợp với nội dung hoạt động của Đề án; hỗ trợ những người hoạt động nghề truyền thống trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ trên địa bàn tỉnh.

Đề án “Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh Kon Tum” với mục tiêu là bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ trong mỗi sản phẩm nghề truyền thống, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống của người dân và gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn liền với phát triển dịch vụ du lịch. Mục tiêu cụ thể của Đề án như sau:

- Bảo tồn, lưu giữ bí quyết nghề nghiệp và phát huy giá trị văn hóa của 5 nghề truyền thống đang dần bị mai một như các nghề: rèn, chế tác nỏ, đẽo thuyền độc mộc, tạc tượng, gốm.

- Bảo tồn, khôi phục nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Rơ Măm đang có nguy cơ bị thất truyền.

- Hỗ trợ bảo tồn và phát triển 4 nghề truyền thống có sản phẩm hàng hóa tham gia thị trường như nghề: dệt thổ cẩm, đan lát, làm rượu cần, chế tác nhạc cụ âm nhạc truyền thống.

- Tạo việc làm cho lao động vùng DTTS, góp phần nâng thu nhập cho lao động làm nghề truyền thống vùng DTTS đạt từ 3-3,2 triệu đồng/tháng.

- Tỷ lệ lao động là người DTTS tại chỗ được đào tạo và biết làm nghề truyền thống khoảng 5%.

- Hỗ trợ phát triển nghề truyền thống gắn với các hoạt động tại Khu du lịch văn hóa, lịch sử Ngục Kon Tum; một số địa điểm có cảnh quan môi trường đẹp, điều kiện về giao thông tương đối thuận lợi, nằm ở các địa bàn có lợi thế phát triển du lịch để đầu tư xây dựng thành các điểm du lịch cộng đồng, tạo điểm đến cho khách du lịch đến tham quan, đặt hàng mua sản phẩm của nghề truyền thống.

Nguyễn Thị Thanh Phước

Số lượt xem:625
Bài viết liên quan:
Icon  Giới thiệu sản phẩm nghề truyền thống tại Hội chợ Quốc tế Hành lang Kinh tế Đông - Tây Đà Nẵng 2018
Icon  Khai giảng lớp học khôi phục, bảo tồn nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Hrê tại xã Pờ Ê - huyện Kon Plong
Icon  Trưng bày, giới thiệu sản phẩm nghề truyền thống tại Hội chợ triển lãm khu vực miền Trung-Tây Nguyên
Icon  Ban Dân tộc xây dựng băng đĩa quy trình sản xuất nghề đan lát truyền thống tại thị trấn Sa Thầy