Đoàn công tác của Ban Dân tộc tỉnh tổ chức điều tra khảo sát, thu thập tư liệu về các truyền thuyết, giai thoại, điển tích gắn với quá trình hình thành và phát triển của các sản phẩm nghềtruyền thống tại huyện Sa Thầy. |
9-4-2024 |
Nhằm thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ theo Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 16 tháng 2 năm 2022 của Tỉnh ủy Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XVI "về bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Ban Dân tộc tỉnh đã tổ chức điều tra khảo sát, thu thập tư liệu về các truyền thuyết, giai thoại, điển tích gắn với quá trình hình thành và phát triển của các sản phẩm nghề truyền thống trên địa bàn huyện Sa Thầy từ ngày 3 tháng 4 năm 2024 đến ngày 5 tháng 4 năm 2024. Theo đó, Ban Dân tộc đã tổ chức phối hợp với phòng Dân tộc, UBND các xã tiến hành xuống địa bàn, lập phiếu thu thập tư liệu và phỏng vấn trực tiếp các nghệ nhân, già làng, thôn trưởng, người uy tín, người dân làm nghề truyền thống tại 5 xã thuộc huyện Sa Thầy (xã Sa Sơn, xã Ya Tăng, xã Ya Xiêr, xã Hơ Moong).
Ảnh: Già làng A Sứp, nghề Đan lát; đ/c Rơ Châm Lê, Ban Dân tộc; đ/c Y Lô, Phòng Dân tộc huyện Sa Thầy thực hiện thu thập tư liệu tại nhà Rông, làng Bar Goc, xã Sa Sơn Thực hiện nhiệm vụ phối hợp cung cấp thông tin danh sách nhằm phục vụ thu thập tư liệu về các truyền thuyết, giai thoại, điển tích gắn với quá trình hình thành và phát triển của các sản phẩm nghề truyền thống, Ủy ban nhân dân huyện Sa Thầy đã giới thiệu 37 nghệ nhân, già làng, thôn trưởng, người uy tín, người dân làm nghề truyền thống là người Dân tộc Gia Rai, Xơ Đăng, Ba Na để Đoàn công tác thực hiện phỏng vấn và thu thập tư liệu. Bước đầu thu thập tư liệu, Đoàn công tác đã ghi lại được một số nội dung, cốt truyện, truyền thuyết, giai thoại, điển tích gắn với quá trình hình thành và phát triển của các sản phẩm nghề truyền thống như: Truyền Thuyết hình thành nghề rượu cần của người Dân tộc Gia Rai; Nguồn gốc nghề Đan lát; Nguồn gốc nghề nghề Dệt thổ cẩm của người Gia Rai; Nguồn gốc tạc tượng dân gian của dân tộc Ba Na; Truyền thuyết sự ra đời của cây đàn Ting Ning của người dân tộc Xơ Đăng. Nội dung, cốt truyện, truyền thuyết, giai thoại, điển tích do các nghệ nhân, già làng, thôn trưởng, người uy tín, người dân làm nghề cung cấp chưa nhiều, nội dung còn thiếu và rời rạc vì đã lâu không kể lại và các thế hệ người già biết chuyện không còn nhiều. Tuy nhiên đây là là kết quả bước đầu để Đoàn công tác tiếp tục thu thập, tổng hợp và biên tập lại nhằm lưu giữ và phát huy những giá trị tinh thần nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ nói chung và tại huyện Sa Thầy nói riêng. Một số hình ảnh thu thập tư liệu tại huyện Sa Thầy:
Ảnh: Thu thập tư liệu tại nhà rông, thôn Đăk Đe, xã Rờ Kơi.
Ảnh: Đ/c Rơ Châm Lê, Ban Dân tộc; Nghệ nhân A Điêng, nghề chế tác nhạc cụ; Đ/c A Thông, phòng Dân tộc huyện thu thập thông tin tại nhà rông thôn Kram, xã Rờ Kơi.
Ảnh: Thu thập thông tin tại nhà Rông, làng Bar Goc, xã Ya Tăng.
Ảnh: Thu thập thông tin tại nhà dân, làng Trấp, xã Ya Tăng.
Ảnh: Thu thập thông tin tại nhà dân, thôn K’Bay, xã Hơ Moong. Quốc Toản
|
Số lượt xem:89 |
Bài viết liên quan: |
Trong năm 2017-2019 Ban Dân tộc đã xây dựng 09 phim tư liệu về mô tả các bước để tạo ra sản phẩm nghề truyền thống |
Giới thiệu sản phẩm nghề truyền thống tại Hội chợ Quốc tế Hành lang Kinh tế Đông - Tây Đà Nẵng 2018 |
Khai giảng lớp học khôi phục, bảo tồn nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Hrê tại xã Pờ Ê - huyện Kon Plong |
Trưng bày, giới thiệu sản phẩm nghề truyền thống tại Hội chợ triển lãm khu vực miền Trung-Tây Nguyên |
Thực hiện xây dựng băng đĩa quy trình sản xuất nghề Gốm truyền thống tại Thôn 7, xã Đăk Tờ Re |
Ban Dân tộc xây dựng băng đĩa quy trình sản xuất nghề đan lát truyền thống tại thị trấn Sa Thầy |
Phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống các DTTS tại chỗ trên địa bàn tỉnh Kon Tum |