Theo đó, mục đích của Đại hội là nhằm tiếp tục tổng kết, đánh giá thành tựu, kết quả thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc giai đoạn 2014 - 2019, khẳng định đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng. Đại hội tiếp tục khẳng định và ghi nhận công lao đóng góp to lớn của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; tiếp tục củng cố niềm tin và tạo sự đồng thuận của đồng bào các dân tộc vào sự lãnh đạo của Đảng, quyết tâm bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tôn vinh và biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong đồng bào các DTTS qua các thời kỳ cách mạng; đặc biệt là thời kỳ đổi mới, hội nhập, phát triển và sau 5 năm kể từ khi Đại hội lần thứ hai. Là diễn đàn giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các dân tộc, đồng thời là đợt sinh hoạt chính trị, xã hội sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin và sự đồng thuận của đồng bào các dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Yêu cầu của Đại hội là Đại biểu chính thức tham gia Đại hội phải là người DTTS sinh sống trên địa bàn tỉnh, là người gương mẫu, tiêu biểu, có nhiều thành tích đóng góp vào việc ổn định chính trị, an ninh - quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội, đoàn kết các dân tộc, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc... Đại hội cấp huyện, cấp tỉnh cần được tổ chức trang trọng với quy mô phù hợp, thiết thực, hiệu quả, tạo dấu ấn, niềm tự hào; đồng thời tạo khí thế sôi nổi, phấn khởi, thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.
Kế hoạch cũng nêu rõ về tên gọi, chủ đề, nội dung của Đại hội; nguyên tắc, cơ cấu, tiêu chí chọn cử đại biểu chính thức dự Đại hội các cấp... Theo đó, tại tỉnh Kon Tum sẽ tổ chức Đại hội ở 02 cấp: cấp huyện (10 huyện, thành phố) và tỉnh. Về thời gian tổ chức Đại hội cấp huyện tổ chức trong 01 ngày, hoàn thành xong trước ngày 25 tháng 6 năm 2019 với số lượng đại biểu chính thức không quá 150 đại biểu, đại biểu mời không quá 1/3 số lượng đại biểu chính thức, tỉnh quyết định chọn huyện KonPlong tổ chức Đại hội điểm, thời gian tổ chức vào đầu tháng 5/2019. Thời gian tổ chức Đại hội cấp tỉnh là 2 ngày, hoàn thành cuối tháng 10 năm 2019 với số lượng đại biểu chính thức không quá 250 đại biểu, đại biểu mời không quá 1/3 số lượng đại biểu chính thức. Tại Đại hội lần này có 04 huyện biên giới là: Sa Thầy, Đăk Glei, Ngọc Hồi, Ia hd’rai và tỉnh Kon Tum sẽ mời đại diện chính quyền các huyện giáp biên, tỉnh giáp biên thuộc 02 Nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc cam Pu Chia dự Đại hội cùng cấp.
UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo Đại hội cấp huyện, cấp tỉnh do lãnh đạo UBND tỉnh, huyện làm Trưởng ban; Trưởng Ban Dân tộc tỉnh làm Phó Trưởng ban thường trực cùng cấp; Trưởng phòng Dân tộc hoặc lãnh đạo Văn phòng UBND huyện, thành phố làm Phó Trưởng ban thường trực cấp huyện, thành phố. Ngoài ra, Ban chỉ đạo cấp huyện, tỉnh Kon Tum thành lập Ban Tổ chức cùng cấp để tham mưu tổ chức Đại hội theo đúng thời gian quy định.
Căn cứ vào các quy định của Kế hoạch giao Ban Dân tộc là cơ quan Thường trực, Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các cơ quan liên quan: Xây dựng kế hoạch, chương trình và triển khai tổ chức Đại hội cấp tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai tổ chức Đại hội cấp huyện.
Nguyễn Thanh Hưng
|
|
|
Trang thông tin điện tử Ban Dân tộc thuộc Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum
Quản lý và nhập tin: Ban Dân tộc, số 413 - Bà Triệu - Thành phố Kon Tum - Tỉnh Kon Tum
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban.
Điện thoại: 02603.866.127 - Fax: 02603.866.127 - Email: bandantoc-kontum@chinhphu.vn.
Ghi rõ nguồn "Trang Thông tin điện tử Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum" hoặc "bandantoc.kontum.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ nguồn này.