I. LÃNH ĐẠO BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN
U Minh Nam
|
PHÓ TRƯỞNG BAN
Hà Hồng Duy
|
1. Đồng chí Đinh Quốc Tuấn, Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban
- Phụ trách chung; lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động chung của Ban. Chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; Ủy ban Dân tộc và trước pháp luật về các hoạt động của Ban theo quy định.
- Thực hiện theo điều 4, Chương II, Quy chế số 05-QC/TU, ngày 11 tháng 11 năm 2021 của Tỉnh ủy Kon Tum về Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2020-2025 ( sửa đổi, bổ sung).
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tại Điều 6 Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND, ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh, về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức của Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum. Là người trực tiếp giữ mối quan hệ công tác với các cơ quan theo quy định tại tại Điều 9, Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực công tác sau: Tổ chức, cán bộ; Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng, kỷ luật; Phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí; các chính sách, chương trình, dự án do Ủy ban Dân tộc hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì quản lý, chỉ đạo; công tác đối ngoại, công tác tư tưởng trong CC, NLĐ.
- Trực tiếp phụ trách; theo dõi, chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực công việc theo chức năng nhiệm vụ của Phòng Tuyên truyền - Địa bàn đã được quy định tại Quy chế làm việc của cơ quan.
- Chỉ đạo, phối hợp hoạt động của chính quyền với các đoàn thể trong cơ quan.
- Là người phát ngôn và cung cấp thông tin của cơ quan Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum.
- Trong một số trường hợp đặc biệt, hoặc do yêu cầu cấp bách công việc, đồng chí Trưởng Ban sẽ giao nhiệm vụ trực tiếp cho công chức chuyên môn thực hiện nhiệm vụ; công chức chuyên môn được giao nhiệm vụ, phải có trách nhiệm thường xuyên báo cáo kết quả hoặc tiến độ cho lãnh đạo phòng, lãnh đạo ban phụ trách theo quy định.
- Là chủ tài khoản thứ nhất của cơ quan.
2. Đồng chí U Minh Nam - Phó Trưởng Ban
- Khi đồng chí Trưởng ban vắng mặt tại cơ quan (đi công tác ngoài tỉnh hoặc nghỉ phép), được ủy quyền điều hành mọi hoạt động của cơ quan (có Văn bản ủy quyền riêng).
- Giúp đồng chí Trưởng ban theo dõi, chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực công việc theo chức năng nhiệm vụ của phòng Chính sách Dân tộc đã được quy định tại Quy chế làm việc của cơ quan (ngoài các nhiệm vụ do đồng chí Trưởng Ban trực tiếp phụ trách đã nêu tại điều 1).
- Được ủy quyền ký và ban hành các văn bản thuộc lĩnh vực phân công phụ trách, và phải chịu trách nhiệm về nội dung trước Trưởng ban và pháp luật.
- Trực tiếp phụ trách Phòng Chính sách dân tộc.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban phân công.
- Là chủ tài khoản thứ hai của cơ quan.
3. Đồng chí Hà Hồng Duy - Phó Trưởng Ban
- Giúp đồng chí Trưởng ban theo dõi, chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực công việc theo chức năng nhiệm vụ của Phòng Hành chính - Tổng hợp đã được quy định tại Quy chế làm việc của cơ quan (ngoài các nhiệm vụ do đồng chí Trưởng Ban trực tiếp phụ trách đã nêu tại điều 1).
- Được ủy quyền ký và ban hành các văn bản thuộc lĩnh vực phân công phụ trách và phải chịu trách nhiệm về nội dung trước Trưởng ban và pháp luật.
- Trực tiếp phụ trách Phòng Hành chính - Tổng hợp.
- Trực tiếp tham mưu đồng chí Trưởng ban triển khai thực hiện Quyết định 2085/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế- xã hội vùng DTTS & MN giai đoạn 2017-2020 (nguồn vốn đầu tư xây dựng các điểm định canh định cư).
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban phân công.
II. CÁC PHÒNG CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ
1. Phòng Hành chính - Tổng hợp
PHÓ TRƯỞNG PHÒNG
Phạm Thị Mỹ Hạnh
CHUYÊN VIÊN
Y Xô Kiếm Ba
|
PHỤ TRÁCH KẾ TOÁN
Kim Thị Thu Hồng
|
VĂN THƯ
Nguyễn Thị Phượng |
HỢP ĐỒNG
Lê Văn Thắng
|
BẢO VỆ
Lê Văn Quân
|
1. Xây dựng và triển khai chương trình công tác trọng tâm hàng năm của cơ quan; Công tác thông tin, báo cáo định kỳ, điều phối hoạt động của Ban theo chương trình, kế hoạch công tác đã ban hành.
2. Các công tác trong nội bộ cơ quan, gồm: Tổ chức bộ máy; tổ chức cán bộ, tiền lương; đào tạo bồi dưỡng; Sáng kiến kinh nghiệm; văn hóa công sở; kê khai tài sản thu nhập cá nhân; cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức;Văn thư, lưu trữ; Thi đua - khen thưởng, kỷ luật; Quản lý tài chính; tổ chức thực hiện ngân sách, kế toán, quản lý tài sản và hành chính quản trị, cơ sở vật chất của cơ quan, điều hành phương tiện đi lại. Tham mưu ban hành các thông báo các cuộc họp giao ban; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các quyết định, ý kiến, kết luận tại các cuộc họp giao ban và chương trình công tác năm của cơ quan ban hành.
3. Các nội dung quy định tại Điều 2, Thông tư liên tịch số 07/2014/TTLT-UBDT-BNV, ngày 22/12/2014 của Ủy ban Dân tộc, Bộ Nội vụ, bao gồm:
3.1. Điểm b, c của các mục 1:
+ Dự thảo văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Dân tộc;
+ Dự thảo văn bản quy định điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh đối với Trưởng, Phó các đơn vị thuộc Ban; Trưởng, Phó phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3.2. Điểm b, c của các mục 2:
+ Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức, đơn vị của Ban theo quy định của pháp luật;
+ Dự thảo các văn bản quy định về quan hệ, phối hợp công tác giữa Ban Dân tộc với các Sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3.3. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ; xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về dân tộc theo chuyên môn, nghiệp vụ được giao.
3.4. Kiểm tra, thanh tra công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nội bộ cơ quan.
3.5. Mục 13: Phối hợp với Sở Nội vụ trong việc bố trí công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số làm việc tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và công chức là người dân tộc thiểu số làm việc tại Ủy ban nhân dân cấp xã, bảo đảm cơ cấu thành phần dân tộc trên địa bàn; xây dựng và tổ chức thực hiện đề án ưu tiên tuyển dụng sinh viên dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng vào làm việc tại cơ quan nhà nước ở địa phương.
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc cử tuyển học sinh dân tộc thiểu số vào học các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dân tộc nội trú theo quy định của pháp luật; biểu dương, tuyên dương học sinh, sinh viên tiêu biểu, xuất sắc là người dân tộc thiểu số đạt kết quả cao trong các kỳ thi.
3.6. Mục 14: Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của văn phòng, các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ban, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban theo hướng dẫn chung của Ủy ban Dân tộc và theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3.7. Mục 15: Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3.8. Mục 17: Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3.9. Các nội dung liên quan đến công tác của Phòng Hành chính – Tổng hợp quy định tại Điều III, Chương II thuộc Quy chế này.
Nhiệm vụ chi tiết, cụ thể, được quy định trong Chương trình công tác hàng năm của cơ quan và các văn bản khác (quyết định, kế hoạch, thông báo kết luận, phiếu xử lý công việc...).
4. Tham mưu lãnh đạo Ban quản lý và sử dụng chữ ký số, chứng thư số tại cơ quan; quản lý, hướng dẫn sử dụng hệ thống Ioffice trong nội bộ cơ quan; quản lý và sử dụng trang thông tin điện tử; công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; công tác đối ngoại; hướng dẫn công nghệ thông tin tại cơ quan và tham mưu các hoạt động tại trung tâm hành chính công của tỉnh (nếu có).
5. Tổ chức lực lượng tự vệ cơ quan, bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự, công tác phòng cháy chữa cháy, công tác y tế, vệ sinh môi trường của cơ quan…
6. Tham mưu lãnh đạo Ban tổ chức triển khai các phong trào thi đua, lao động giỏi, lao động sáng tạo.
7. Theo dõi, phối hợp tham mưu triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 của cơ quan Ban Dân tộc.
8. Tham mưu lãnh đạo ban theo dõi việc ký kết chương trình phối hợp với các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh.
9. Các nội dung công việc được các Ban chỉ đạo, Ban đại diện hoặc Hội đồng do UBND tỉnh thành lập phân công, mà trong đó có các đồng chí Trưởng ban hoặc Phó ban phụ trách phòng là thành viên (hoặc ủy viên).
10. Thực hiện các báo cáo, nhiệm vụ đột xuất, phát sinh khác theo sự phân công của lãnh đạo Ban.
2. Phòng Chính sách Dân tộc
CHUYÊN VIÊN
Hứa Thị Thanh Trà
|
CHUYÊN VIÊN
Nguyễn Mai Chung
|
CHUYÊN VIÊN
Nguyễn Xuân Lộc
|
CHUYÊN VIÊN
Trần Thị Y Tú
|
Phòng Chính sách Dân tộc là Phòng chuyên môn, nghiệp vụ có nhiệm vụ tham mưu giúp lãnh đạo Ban triển khai các nội dung sau:
1. Các nội dung quy định tại Điều 2, Thông tư liên tịch số 07/2014/TTLT-UBDT-BNV, ngày 22/12/2014 của Ủy ban Dân tộc, Bộ Nội vụ, bao gồm:
1.1. Mục 4: Tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, đề án, dự án, mô hình thí điểm đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đặc thù, hỗ trợ ổn định cuộc sống cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng biển đảo, vùng căn cứ địa cách mạng và công tác định canh, định cư đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
1.2. Các nội dung liên quan đến công tác của Phòng Chính sách Dân tộc quy định tại Điều III, Chương II thuộc Quy chế này.
Nhiệm vụ chi tiết, cụ thể, được quy định trong Chương trình công tác hàng năm của cơ quan và các văn bản khác (quyết định, kế hoạch, thông báo kết luận, phiếu xử lý công việc...).
2. Là Phòng thường trực tham mưu triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 của cơ quan Ban Dân tộc; đồng thời trực tiếp phối hợp, theo dõi, tham mưu triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình (Có Biểu số 02 kèm theo).
3. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực công tác dân tộc, chính sách dân tộc theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Các nội dung công việc được các Ban chỉ đạo, Ban đại diện hoặc Hội đồng do UBND tỉnh thành lập phân công, mà trong đó có các đồng chí Trưởng ban hoặc Phó ban phụ trách phòng là thành viên (hoặc ủy viên).
5. Tham mưu cho cấp ủy, lãnh đạo Ban về thực hiện Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy, là thành viên, thường trực tổ 04 của Ban.
6. Thực hiện các báo cáo, nhiệm vụ đột xuất, phát sinh khác theo sự phân công của lãnh đạo Ban.
3. Phòng Tuyên truyền và Địa bàn
|
CHUYÊN VIÊN
Ksor H'Nhuên
|
CHUYÊN VIÊN
Mai Quốc Toản
|
Phòng Tuyên truyền - Địa bàn là Phòng chuyên môn, nghiệp vụ có nhiệm vụ tham mưu giúp lãnh đạo Ban triển khai các nội dung sau:
1. Các nội dung quy định tại Điều 2, Thông tư liên tịch số 07/2014/TTLT-UBDT-BNV, ngày 22/12/2014 của Ủy ban Dân tộc, Bộ Nội vụ, bao gồm:
1.1. Mục 8: Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công tác dân tộc được phân công theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1.2. Mục 11: Tiếp nhận những kiến nghị của công dân liên quan đến dân tộc, thành phần dân tộc, tên gọi, phong tục, tập quán các dân tộc thiểu số và những vấn đề khác về dân tộc xem xét trình và chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
1.3. Các nội dung liên quan đến công tác của Phòng Tuyên truyền – Địa bàn quy định tại Điều III, Chương II thuộc Quy chế này.
Nhiệm vụ chi tiết, cụ thể, được quy định trong Chương trình công tác hàng năm của cơ quan và các văn bản khác (quyết định, kế hoạch, thông báo kết luận, phiếu xử lý công việc...).
2. Các nội dung công việc được các Ban chỉ đạo, Ban đại diện hoặc Hội đồng do UBND tỉnh thành lập phân công, mà trong đó có các đồng chí Trưởng ban hoặc Phó ban phụ trách phòng là thành viên (hoặc ủy viên).
3. Công tác đấu tranh “chống diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng. Theo dõi, tổng hợp, nắm bắt tình hình vùng dân tộc, miền núi và tham mưu xử lý kịp thời những vấn đề bức xúc, nổi cộm, đột xuất ở cơ sở thôn, làng, nhất là các vấn đề an ninh chính trị, thiếu đói giáp hạt, thiếu đất sản xuất, nước sinh hoạt, nhà ở, tranh chấp đất đai, khiếu kiện đông người, di cư tự do, thiên tai, dịch họa, an toàn giao thông… báo cáo cho các cơ quan theo quy định.
4. Tham mưu Trưởng ban giải quyết đơn thư khiếu nại, đơn thư tố cáo theo quy định của pháp luật. Tiếp nhận những kiến nghị của công dân liên quan đến công tác dân tộc. Tham mưu công tác Pháp chế, theo dõi, tổng hợp các nội dung liên quan đến Luật, thi hành pháp luật của cơ quan; công tác nội chính. Giúp Trưởng Ban tiếp công dân.
6. Tham mưu lãnh đạo ban việc thực hiện Quy chế dân chủ; Công tác dân vận của chính quyền, công tác thanh niên; học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; công tác tuyên truyền trong vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
7. Theo dõi, phối hợp tham mưu triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 của cơ quan Ban Dân tộc.
8. Thực hiện các báo cáo, nhiệm vụ đột xuất, phát sinh khác theo sự phân công của lãnh đạo Ban.
|
|
|
Trang thông tin điện tử Ban Dân tộc thuộc Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum
Quản lý và nhập tin: Ban Dân tộc, số 413 - Bà Triệu - Thành phố Kon Tum - Tỉnh Kon Tum
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban.
Điện thoại: 02603.866.127 - Fax: 02603.866.127 - Email: bandantoc-kontum@chinhphu.vn.
Ghi rõ nguồn "Trang Thông tin điện tử Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum" hoặc "bandantoc.kontum.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ nguồn này.