Về thời gian tổ chức Đại hội: Tỉnh Kon Tum chọn huyện Kon Plông là huyện tổ chức Đại hội điểm (Ngày 24/5/2019) và huyện Đăk Glei, Ngọc Hồi là huyện tổ chức cuối cùng (Ngày 21/6/2019). Kết quả đã tổ chức Đại hội đảm bảo theo thời gian quy định.
Quang cảnh Đại hội đại biểu các DTTS huyện Kon Rẫy lần thứ III năm 2019
Về công tác dự và chỉ đạo Đại hội: Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã phân công các đồng chí lãnh đạo tỉnh dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội cấp huyện. Ngoài ra tại Đại hội điểm huyện Kon Plông, Ủy ban Dân tộc cử lãnh đạo Vụ Địa phương II, Ủy ban Dân tộc; các thành viên Ban Chỉ đạo Đại hội tỉnh, các cơ quan, đơn vị; đài, báo trung ương, địa phương…dự đưa tin về Đại hội.
Về công tác phân bổ và bầu chọn đại biểu: Công tác phân bổ và bầu chọn đại biểu chính thức dự Đại hội cấp huyện đã được thực hiện nghiêm túc, khách quan và dân chủ từ cơ sở, đủ các thành phần dân tộc đang sinh sống trên địa bàn, đảm bảo về tỷ lệ nam, nữ, đủ các lứa tuổi… theo hướng dẫn của Trung ương và của tỉnh. Các đại biểu được lựa chọn đi dự đại hội cấp huyện thực sự là các gương điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực đời sống, văn hóa xã hội, kinh tế, vươn lên thoát nghèo, các phong trào đại đoàn kết dân tộc, an ninh quốc phòng ở cơ sở. Tổng số đại biểu các DTTS các huyện, thành phố có mặt dự Đại hội là 1.438/1.452 đại biểu chính thức về dự đại hội (đạt 99% số đại biểu triệu tập). Tại Đại hội các huyện, thành phố đã bầu 190 đại biểu tham dự Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kon Tum lần thứ III năm 2019.
Đ/c Y Mửi, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy tặng lẵng hoa của Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh chúc mừng Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kon Tum lần thứ III năm 2019.
Nội dung, diễn biến Đại hội: Đại hội cấp huyện đã diễn ra theo đúng hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh cũng như chương trình, kịch bản điều hành Đại hội với tinh thần trang trọng, tiết kiệm: trước Đại hội chính thức các huyện đã tổ chức phiên trù bị và các hoạt động theo hướng dẫn chung như: tổ chức cho đại biểu tham quan khu công nghệ cao của huyện (huyện Kon Plông); tham quan mô hình phát triển kinh tế- xã hội trong đồng bào DTTS (Thành phố Kon Tum); tổ chức viếng đài tưởng niệm ChưTan Kra (Huyện Sa Thầy)… 8/10 huyện tổ chức biểu diễn giao lưu văn nghệ chào mừng Đại hội với các tiết mục ca ngợi Đảng, Bác Hồ; các tiết mục mang đậm văn hóa truyền thống của các dân tộc.
Đại hội chính tổ chức trang trọng, đảm bảo an toàn, đầy đủ các nội dung theo phần nghi lễ và các văn kiện tại Đại hội, thực hiện đúng chủ đề của Đại hội. Tại 04 huyện biên giới (Huyện Đăk Glei, huyện Sa Thầy, huyện Ngọc Hồi, huyện IaH’Drai) có mời các đoàn đại biểu thuộc Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Vương quốc Cam Pu Chia đã làm tốt công tác đối ngoại nhân dân như: dịch thuật tài liệu ra tiếng (Lào, Cam Pu Chia); cử phiên dịch; bố trí lãnh đạo huyện đưa- đón các đoàn địa biểu tại các cửa khẩu theo nghi thức ngoại giao; việc bố trí chỗ ăn, nghỉ, quà tặng được quan tâm; các đoàn đại biểu dự Đại hội đều cử lãnh đạo cao nhất đảm nhiệm các chức danh Đảng, chính quyền sang dự Đại hội … Qua đó thắt chặt thêm tinh thần đoàn kết, hữu nghị giữa cán bộ và nhân dân các huyện giáp biên của 03 nước.
Hồ sơ đại hội được chuẩn bị chu đáo, báo cáo chính tại Đại hội, các báo cáo chuyên đề, báo cáo tham luận cơ bản đã thực hiện đúng hướng dẫn, chỉ đạo của tỉnh. Nội dung báo cáo đã đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm; kết quả công tác giảm nghèo; Kết quả xây dựng nông thôn mới, đào tạo nguồn nhân lực DTTS, nâng cao dân trí; Kết quả thực hiện các chính sách dân tộc…; số liệu minh họa sinh động đã ghi nhận công lao to lớn của các đồng bào DTTS qua các thời kỳ, đồng thời đánh giá công tác dân tộc trong những năm qua và đề ra phương, hướng, nhiệm vụ công tác dân tộc trong thời gian tới.
Tại Đại hội cấp huyện cũng đã thông qua Quyết tâm thư thể hiện quyết tâm của đồng bào các DTTS luôn tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; huy mạnh mẽ truyền thống đoàn kết, yêu nước vượt qua mọi khó khăn, thách thức để cùng nhau xây dựng địa phương ngày càng ổn định, vững mạnh và phát triển.
Công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, lễ tân, khánh tiết; bố trí nhân lực, vật lực, công tác hậu cần phục vụ Đại hội, công tác an ninh, an toàn vệ sinh thực phẩm được chuẩn bị chu đáo, bảo đảm, không để xảy ra sai sót. Một số huyện quan tâm cấp bổ sung kinh phí để tổ chức Đại hội (ngoài kinh phí tỉnh cấp). Đa số các đại biểu về dự Đại hội đều được Ban tổ chức Đại hội hợp đồng bố trí xe đưa đón trong suốt quá trình diễn ra Đại hội và trở về địa phương; tất cả các đại biểu về dự Đại hội đều được tặng quà; công tác bố trí ăn, nghỉ tập trung tại huyện và chăm sóc sức khỏe và công tác phục vụ cho đại biểu dự Đại hội được quan tâm chu đáo.
Công tác tuyên truyền: Công tác tuyên truyền diễn ra trước, trong và sau đại hội đã diễn ra dưới nhiều hình thức như: treo pano, áp phích, khẩu hiệu trên các trục đường chính trung tâm huyện; treo khẩu hiệu tuyên truyền tại các cơ quan, đơn vị; UBND các xã, thị trấn; phối hợp với Bảo tàng tỉnh tổ chức triển lãm ảnh (Ngọc Hồi, Đăk Tô), phát sóng trên loa truyền thanh, đài Phát thanh - truyền hình, xây dựng chuyên đề, phóng sự... Các phóng viên, bào, đài đã thường xuyên dự, đưa tin về diễn biến Đại hội trên trang thông tin của huyện, sở, ban, ngành có liên quan; cổng thông tin của tỉnh và Đài Phát thanh truyền hình huyện, tỉnh và Báo Trung ương. Nội dung tuyên truyền đã phản ánh được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, tỉnh về công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn; nêu được nhiều gương điển hình tập thể, cá nhân là người DTTS tiêu biểu trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tổ chức những tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc dân tộc đã thu hút sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện.
Một số huyện đã làm tốt công tác tuyên truyền trực quan cổ động như huyện Kon Rẫy, Đăk Glei đã vận động nhân dân hai bên đường treo cờ tổ quốc trong dịp trước, trong và sau Đại hội. Tổ chức nhiều hoạt động trước lễ hội như: tổ chức thi lễ hội ẩm thực giữa Nhân dân và cán bộ các xã, thị trấn (Đăk Tô, Sa Thầy); tái hiện lại lễ hội ăn lúa mới của đồng bào dân tộc Xơ Đăng (huyện Đăk Tô); tổ chức trưng bày các sản phẩm của nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện như: các sản phẩm Sâm dây, nấm linh chi, lá kim cương, rượu cần, các món ăn truyền thống, các nông sản của người dân (huyện Kon Plông, huyện Đăk Glei); tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ thu hút đông đảo quần chúng nhân dân và đại biểu tham gia (IaH’Drai, Đăk Tô, Kon Rẫy, Sa Thầy, Đăk Glei…); có nhiều tiết mục đặc sắc ca ngợi tình yêu quê hương đất nước; tái hiện truyền thống, lễ hội của đồng bào các dân tộc; ca ngợi tình đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam- Lào, Việt Nam- Cam Pu Chia (đối với 04 huyện biên giới) tạo được tình cảm tốt đẹp đối với các đoàn đại biểu các nước dự Đại hội.
Công tác trang trí, khánh tiết trong, ngoài hội trường nơi tổ chức Đại hội thực hiện theo đúng các văn bản hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh. Một số huyện làm tốt nội dung này như: Huyện Kon Rẫy, huyện Đăk Glei, huyện Ia H’drai, huyện Đăk Tô, huyện Đăk Hà…
Công tác thi đua khen thưởng: Công tác thi đua khen thưởng được bình chọn khách quan, đúng quy định. Nhân dịp đại hội tại các huyện, Đại hội đã ghi nhận, biểu dương và khen thưởng cho 142 tập thể, 362 cá nhân là những tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và trong việc thực hiện Chương trình hành động và Quyết tâm thư tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện lần thứ II (2014-2019).
Qua công tác tổ chức Đại hội có thể thấy rằng: Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của cấp ủy, chính quyền các cấp, Hướng dẫn của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh; sự nỗ lực, cố gắng của Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Đại hội cấp huyện đã tổ chức Đại hội thành công tốt đẹp.
Đại hội cấp huyện đã tiến hành đúng kế hoạch đề ra, bản đảm bảo yêu cầu, mục đích theo tinh thần chỉ đạo của trung ương, tỉnh và huyện, được tổ chức chu đáo, trang trọng, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm; đảm bảo mục đích, yêu cầu, từ khâu tổ chức, hình thức tổ chức, nội dung, thời gian, chương trình đại hội... Đại hội đã thu hút sự quan tâm, theo dõi của đông đảo các tầng lớp nhân dân trên địa bàn với nhiều nội dung, hoạt động diễn ra.
Đ/c Ka Ba Thành, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh tặng giấy khen của Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum cho tập thể cá nhân tại Đại hội huyện Đăk Hà
Đại hội đã khẳng định và ghi nhân công lao đóng góp to lớn của đồng bào các DTTS trong công cuộc phát triển kinh tế- xã hội, xoá đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; góp phần thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng, bảo vệ tổ quốc và hội nhập quốc tế. Đại hội thực sự là diễn đàn giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các dân tộc, đồng thời là đợt sinh hoạt chính trị, xã hội sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin và sự đồng thuận của đồng bào các dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Công tác lễ tân, khánh tiết, nhân lực phục vụ Đại hội, công tác an ninh, an toàn thực phẩm được chuẩn bị chu đáo, không để xảy ra sai sót, đảm bảo an toàn cho đại biểu trong thời gian dự Đại hội. Các hoạt động tuyên truyền, tổ chức các sự kiện, lễ hội chào mừng Đại hội được diễn ra thuận lợi, với tinh thần an toàn, tiết kiệm và đem lại ý nghĩa, hiệu quả thiết thực như: tạo không khí vui tươi, phấn khởi, đoàn kết… thu hút sự quan tâm, theo dõi, tham gia, hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.
Nguyễn Thanh Hưng
|
|
|
Trang thông tin điện tử Ban Dân tộc thuộc Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum
Quản lý và nhập tin: Ban Dân tộc, số 413 - Bà Triệu - Thành phố Kon Tum - Tỉnh Kon Tum
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban.
Điện thoại: 02603.866.127 - Fax: 02603.866.127 - Email: bandantoc-kontum@chinhphu.vn.
Ghi rõ nguồn "Trang Thông tin điện tử Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum" hoặc "bandantoc.kontum.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ nguồn này.