banner
Thứ 6, ngày 22 tháng 11 năm 2024
Kết quả thực hiện đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Kon Tum.
31-3-2023

Việc triển khai thực hiện đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có điều kiện đặc biệt khó khăn đã tạo được những chuyển biến tích cực về nhiều mặt, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân trên địa bàn.

Mô hình phát triển chăn nuôi của Dân tộc Rơ Mâm

Kon Tum là tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới, nằm ở Bắc Tây Nguyên với tổng diện tích tự nhiên 9.689,61 km2. Dân số toàn tỉnh đến cuối năm 2021 là 568.780 người; dân tộc thiểu số chiếm 55,10% với 43 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 7 dân tộc tại chỗ, gồm: Xơ đăng, Ba Na, Gia Rai, Giẻ -Triêng, Brâu, Rơ Măm, Hre (Hrê). Toàn tỉnh hiện có 09 huyện, 01 thành phố với 102 xã, phường thị trấn, gồm: 35 xã, phường, thị trấn thuộc khu vực I, 5 xã khu vực II và 52 xã khu vực III.

Trong năm qua sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, kịp thời của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, Chương trình được chỉ đạo thực hiện bằng các Chương trình, Kế hoạch cụ thể tạo điều kiện cho chính quyền, địa phương thực hiện kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tế, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của người dân, được người dân đồng tình tham gia hưởng ứng. Việc triển khai thực hiện các chương trình đã tạo được những chuyển biến tích cực về nhiều mặt, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân trên địa bàn. Tính đến cuối năm 2022 toàn tỉnh còn 15.943 hộ, chiếm tỷ lệ 10,86% so với tổng số hộ dân toàn tỉnh; trong đó hộ nghèo DTTS là 15.215 hộ, chiếm 95,43% so với tổng số hộ nghèo toàn tỉnh; GRDP bình quân đầu người tăng từ 46,78 triệu đồng năm 2021 lên 52,44 triệu đồng năm 2022; Công tác đào tạo nghề tiếp tục được duy trì thường xuyên, đến nay đã thực hiện đào tạo cho 4.759 người gồm cao đẳng: 437 sinh viên; trung cấp: 923 học sinh; sơ cấp và dưới 3 tháng: 280 học viên; đào tạo nghề cho lao động: 3.119 học viên; Các chế độ, chính sách bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội được quan tâm, triển khai tương đối có hiệu quả, điều kiện sinh kế của người dân được cải thiện. Việc triển khai có hiệu quả các Chương trình, chính sách của Đảng và Nhà nước đã thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội đáng kể ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Tỉnh cũng đã có những nỗ lực trong việc thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đột xuất, đảm bảo an sinh xã hội, không để người dân thiếu đói không được trợ giúp. Công tác giải quyết đất ở, đất sản xuất cho các hộ đồng bào DTTS tiếp tục được chú trọng, tỷ lệ hộ DTTS có đất ở khoảng 97,90%; tỷ lệ hộ DTTS có đất sản xuất khoảng 97,62%. Hệ thống trường, lớp học ngày càng được đầu tư xây dựng theo hướng đồng bộ và hiện đại, mạng lưới cơ sở giáo dục các cấp học được sắp xếp hợp lý; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được đầu tư theo hướng chuẩn hóa và đồng bộ; Chất lượng khám, chữa bệnh được nâng cao, chú trọng đến sự hài lòng của người bệnh, đảm bảo an toàn cho người dân. Đến nay, 100% trạm y tế (bao gồm Phòng khám Đa khoa khu vực ở những xã không có trạm y tế) đã có bác sỹ; 99% xã trên toàn tỉnh đã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã; Công tác khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa, truyền thống của các DTTS triển khai tích cực. Toàn tỉnh có 728 thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng đảm bảo tiêu chuẩn, phục vụ người dân trong việc sinh hoạt, hội họp, góp phần nâng cao mức hưởng thụ về văn hóa của người dân.

Bên cạnh những mặt đã đạt được, trong thời gian tới cần đề ra các giải pháp chủ yếu sau:

- Hoàn thành việc xây dựng, ban hành hoặc trình ban hành theo thẩm quyền các văn bản chỉ đạo, điều hành và hướng dẫn thực hiện Chương trình một cách đồng bộ, kịp thời.

- Tập trung chỉ đạo và triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, bao quát, thống nhất, toàn diện các nội dung, nhiệm vụ của Chương trình để hoàn thành mục tiêu. Nâng cao vai trò trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành về kết quả thực hiện Chương trình trên địa bàn; tổ chức rà soát, đánh giá mức độ đạt mục  tiêu,  chỉ tiêu theo quy định  và  kịp  thời  có  kế hoạch,  giải  pháp  thực  hiện đảm bảo theo mục tiêu đã đề ra.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện Chương trình để kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc, đề xuất giải pháp xử lý; Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể các cấp, vai trò chủ thể của người dân trong giám sát, phản biện, triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan, tổ chức và Nhân dân trong thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách tín dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Nguyễn Xuân Lộc

Số lượt xem:2926
Bài viết liên quan:
THÔNG BÁO
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH KON TUM
 

LIÊN KẾT WEBSITE

Trang thông tin điện tử Ban Dân tộc thuộc Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum 
Quản lý và nhập tin: Ban Dân tộc, số 413 - Bà Triệu - Thành phố Kon Tum - Tỉnh Kon Tum 
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban. 
Điện thoại: 02603.866.127 - Fax: 02603.866.127 - Email: bandantoc-kontum@chinhphu.vn.
                   Ghi rõ nguồn "Trang Thông tin điện tử Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum" hoặc "bandantoc.kontum.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ nguồn này. 

Chung nhan Tin Nhiem Mang


4616677 Tổng số người truy cập: 51 Số người online:
Phát triển:TNC