Vinh danh, khen thưởng các nghệ nhân, cá nhân, hộ gia đình, cơ sở nghề truyền thống có nhiều thành tích trong việc bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ năm 2024
14-10-2024

Sáng ngày 3 tháng 10 năm 2024, Ban Dân tộc phối hợp với các đơn vị, địa phương có liên quan Tổ chức Hội nghị vinh danh, khen thưởng các nghệ nhân, cá nhân, hộ gia đình, cơ sở nghề truyền thống có nhiều thành tích trong việc bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ năm 2024 nhằm kịp thời biểu dương, ghi nhận những công lao, đóng góp của những nghệ nhân, cá nhân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ trên địa bàn tỉnh Kon Tum. 

Ảnh: Đồng chí Hà Hồng Duy, Phó Trưởng Ban Dân tộc điều hành Hội Nghị

Ảnh: Toàn cảnh Hội nghị vinh danh, khen thưởng các nghệ nhân, cá nhân, hộ gia đình, cơ sở nghề truyền thống có nhiều thành tích trong việc bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ năm 2024

Thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS; trong những năm qua, các cấp và ngành chức năng trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã có sự quan tâm triển khai các giải pháp bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống nói chung, nghề thủ công truyền thống các DTTS nói riêng. Do vậy, nghề thủ công truyền thống đang có vai trò quan trọng, trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đã trở thành sản phẩm đặc trưng thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch, thu hút du khách và nâng cao thu nhập cho người dân. Sự tham gia tích cực, tự giác của Nhân dân đã chuyển biến bước đầu và là tiền đề quan trọng để nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển.

Trong xu thế hội nhập và phát triển của xã hội hiện đại, xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa toàn cầu; sự phát triển của kinh tế thị trường, cùng với sự tác động những mặt tiêu cực xã hội đương đại đã xâm nhập sâu vào từng thôn, làng, hộ gia đình của người DTTS, đã tác động đến đời sống kinh tế, văn hóa xã hội, phong tục tập quán của đồng bào DTTS, trong đó có nghề thủ công truyền thống. Bên cạnh đó, nguyên vật liệu sẵn có trong tự nhiên dùng để duy trì thực hành nghệ thủ công truyền thống đang ngày càng khan hiếm..... đã tác động đến nghề thủ công truyền thống, làm cho một số nghề thủ công truyền thống bị mai một. Mặc khác, trên thực tế việc giữ gìn, phát huy và phát triển nghề thủ công truyền thống, các sản phẩm nghề thủ công truyền thống mang tính bền vững vẫn chưa đạt đ­ược những kết quả như­ mong muốn. Công tác trao truyền cho lớp trẻ về kỹ năng, kỹ thuật thực hành nghề thủ công truyền thống trong đồng bào các dân tộc thiểu số chưa được thực hiện thường xuyên, đồng bộ và hiệu quả….. cần có những giải pháp hữu hiệu, thiết thực và cấp bách nhằm bảo tồn, phát huy giá trị độc đáo và vai trò của nghề thủ công truyền thống các dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ là nhiệm vụ cấp bách, có ý nghĩa quan trọng nhằm tiếp tục định hướng cho việc bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

Việc tổ chức Hội nghị vinh danh, khen thưởng các nghệ nhân, cá nhân, hộ gia đình, cơ sở nghề truyền thống trong việc bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ lần này có nhiệm vụ đánh giá tình hình triển khai thực hiện công tác bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong thời gian qua và phương hướng, nhiệm vụ những năm tiếp theo; từ đó đề ra những giải pháp phù hợp để việc triển khai thực hiện chính sách trong thời gian tới đạt được kết quả tốt hơn; tại Hội nghị lần này tạo điều kiện để các nghệ nhân được trao đổi những tâm tư nguyện vọng, những khó khăn, vướng mắc trong việc bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống, công tác lưu truyền nghề truyền thống của các DTTS tại địa phương cũng như việc trao đổi những kinh nghiệm quý báu để phát huy hơn trong việc bảo tồn giá trị nghề truyền thống của dân tộc mình. Hội nghị lần này cũng là dịp để biểu dương, ghi nhận những thành tích đóng góp của của các nghệ nhân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh nói chung, tại địa phương nói riêng.

Ảnh: Bà Y Thoai nghệ nhân nghề Dệt tham gia phát biểu tham luận

Ảnh: Ông A Hải nghệ nhân nghề Đan lát tham gia phát biểu tham luận

Ảnh: Bà Y Lim, Thôn Kon Pring, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum phát biểu trong Hội nghị.

Tại Hội nghị lần này Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã có Quyết định số 543/QĐ-UBND ngày 17/9/2024 tặng Bằng khen cho 05 cá nhân nghệ nhân và Quyết định số 195/QĐ-BDT ngày 23/9/2024 của Trưởng Ban Dân tộc tặng Giấy khen cho 25 cá nhân, nghệ nhân đã có thành tích xuất sắc trong việc bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ năm 2024 trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Ảnh: Các cá nhân, hộ gia đình được nhận khen thưởng tại Hội nghị.

 

Rơ Châm Lê

Số lượt xem:5
Bài viết liên quan:
Icon  Đoàn công tác của Ban Dân tộc tỉnh tổ chức điều tra khảo sát, thu thập tư liệu về các truyền thuyết, giai thoại, điển tích gắn với quá trình hình thành và phát triển của các sản phẩm nghềtruyền thống tại huyện Sa Thầy.
Icon  Trong năm 2017-2019 Ban Dân tộc đã xây dựng 09 phim tư liệu về mô tả các bước để tạo ra sản phẩm nghề truyền thống
Icon  Giới thiệu sản phẩm nghề truyền thống tại Hội chợ Quốc tế Hành lang Kinh tế Đông - Tây Đà Nẵng 2018
Icon  Khai giảng lớp học khôi phục, bảo tồn nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Hrê tại xã Pờ Ê - huyện Kon Plong
Icon  Trưng bày, giới thiệu sản phẩm nghề truyền thống tại Hội chợ triển lãm khu vực miền Trung-Tây Nguyên
Icon  Thực hiện xây dựng băng đĩa quy trình sản xuất nghề Gốm truyền thống tại Thôn 7, xã Đăk Tờ Re
Icon  Ban Dân tộc xây dựng băng đĩa quy trình sản xuất nghề đan lát truyền thống tại thị trấn Sa Thầy
Icon  Phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống các DTTS tại chỗ trên địa bàn tỉnh Kon Tum