Là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở Bắc Tây Nguyên, trong đó DTTS chiếm trên 54% tổng dân số với 28 dân tộc anh em cùng sinh sống. Tỉnh Kon Tum có 54 xã ĐBKK và 66 thôn ĐBKK ở xã khu vực I và II thuộc diện đầu tư của Chương trình 135. Có 03 huyện thụ hưởng Nghị quyết 30a của Chính phủ và có 13 xã biên giới. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh năm 2018 là 17,29%, giảm 3,01% so với năm 2017.
Trong năm 2018, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc và chính sách dân tộc, Ban Dân tộc tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh quản lý Nhà nước 15 chương trình, chính sách, Đề án của Trung ương và 02 chính sách, Đề án đặc thù của tỉnh về công tác dân tộc và chính sách dân tộc. Trên cơ sở các văn bản, hướng dẫn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ban, ngành Trung ương và của tỉnh; Ban Dân tộc tỉnh đã tích cực, chủ động tham mưu UBND tỉnh hướng dẫn triển khai thực hiện, kết quả đạt được như sau:
Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc triển khai thực hiện công tác dân tộc và các chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Kon Tum, ngày 02-4-2018, Tỉnh uỷ Kon Tum đã ban hành Chỉ thị số 14-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Trên cơ sở Chỉ thị, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 1348/KH-UBND, ngày 31/5/2018 để chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện Chỉ thị số 14-CT/TU, ngày 02/04/2018 của Tỉnh ủy Kon Tum.
Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 năm 2017 phát huy hiệu quả tại xã Ia Dom, huyện IaHd’rai, tỉnh Kon Tum
Trong năm 2018, đã tích cực, chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh tăng cường công tác quản lý Nhà nước về công tác dân tộc: ban hành Kế hoạch số 689/KH-UBND ngày 26/3/2018 về Đề án“Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017-2021”; Chủ trương thực hiện Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng DTTS giai đoạn2018-2025” theo Quyết định 1898/QĐ-TTg ngày 28/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ ; xây dựng Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy theo Kết luận của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh; hoàn thành biên soạn sách Lịch sử công tác dân tộc giai đoạn 1945-2017; triển khai các nội dung đề án “Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ trên địa bàn tỉnh Kon Tum” như; sửa chữa và đưa vào sử dụng phòng trưng bày; tham gia các hội chợ ở Đà Nẵng, Phú Yên, Tuần lễ Văn hóa Du lịch tỉnh Kon Tum; làm phim, sưu tầm các sản phẩm, tổ chức các Hội nghị tập huấn...; tổ chức các Hội nghị tuyên truyền và tổng kết 03 năm mô hình Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2015-2020; tổ chức các hội nghị tuyên truyền Đề án Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017-2021; Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng DTTS giai đoạn 2018-2025 và thành lập ra mắt 02 mô hình hỗ trợ bình đẳng giới tại 02 xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi và Mô Rai, huyện Sa Thầy; phối hợp với Học Viên Dân tộc tổ chức 04 lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức về công tác dân tộc theo Quyết định 771, 124 của Thủ tướng Chính phủ với sự tham gia của 259 học viên là các bộ các sở, ban, ngành, huyện, xã; hoàn thành tổ chức thăm hỏi, biểu dương hộ đồng bào DTTS tiêu biểu trên các lĩnh vực...
Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện các Chương trình, chính sách dân tộc trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của Ban Dân tộc, cụ thể:
Đối với Chương trình 135: đã hoàn thành 72,08% kế hoạch với kinh phí thực hiện trên 64 tỷ đồng, trong đó đã đầu tư xây dựng các công trình: đường giao thông nông thôn, thủy lợi, điện sinh hoạt, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng, trường học, nước sinh hoạt… kinh phí thực hiện đạt 76,4% kế hoạch vốn giao, hỗ trợ sản xuất đạt 52,86% so với kế hoạch giao. Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho 1.974 cán bộ thôn, xã và cộng đồng trên địa bàn các xã, thôn ĐBKK và tổ chức cho 40 đại biểu tham quan, học tập kinh nghiệm, mô hình sản xuất thuộc Chương tình 135 tại các tỉnh phía Bắc, đạt 100% kế hoạch vốn giao.
Thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo theo Quyết định 102/TTg đã hỗ trợ cho 85.482 khẩu, kinh phí giải ngân trên 8 tỷ đồng đạt 100% kế hoạch với các loại giống cây trồng (bời lời, cao su, sâm dây...); góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình, chuyển đối cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sản xuất, từng bước giảm nghèo, cải thiện đời sống của người dân.
Thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS theo Quyết định 12/TTg: đã tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cung cấp thông tin cho 269 người và tổ chức đoàn tham quan học tập kinh nghiệm tại các tỉnh phía Nam; tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ vật chất và động viên tinh thần cho 1.768 lượt người; cấp 53.790 tờ báo Dân tộc và Phát triển, 6.264 tờ báo ảnh Kon Tum cho người có uy tín trong đồng bào DTTS. Tổng kinh phí thực hiện trên 2,33 tỷ động, đạt 97,98% so với kinh phí giao.
Thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế- xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017-2020: đã giải ngân 17,499 tỷ đồng vốn vay tín dụng cho các hộ vay theo Đề án được phê duyệt, đạt 99,99% so với kinh phí vốn giao. Đối với nguồn kinh phí hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi ngành nghề và nước sinh hoạt phân tán do kinh phí trung ương cấp muộn nên các huyện, thành phố đề nghị chuyển nguồn sang năm 2019 để thực hiện.
Toàn tỉnh cấp, phát hơn 440 nghìn tờ thuộc 18 loại ấn phẩm báo, tạp chí theo Quyết định 59/TTg cho đối tượng thụ hưởng; góp phần nâng cao hiệu biết, kiến thức, đời sống tinh thần cho người dân vùng dân tộc và miền núi.
Tổ chức 03 cuộc thanh tra và hàng chục đợt kiểm tra việc thực hiện các Chương trình, chính sách dân tộc năm 2018 trên địa bàn các huyện, thành phố, thu nộp ngân sách Nhà nước trên 92 triệu đồng.
Nhìn chung, trong năm 2018 công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã đạt được những kết quả quan trọng, đó là:
Đã tập trung tăng cường công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, nhân dân trên địa bàn nắm được các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là các chương trình, chính sách đang triển khai ở vùng dân tộc và miền núi qua việc triển khai thực hiện các Đề án của Trung ương, tỉnh giao: Nâng cao năng lực thuộc Chương trình 135, Chính sách người có uy tín theo Quyết định 12; Bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc theo Quyết định 124, 771; các Đề án của Trung ương, của tỉnh như: bảo tồn nghề truyền thống, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, tuyên truyền phổ biến pháp luật, bình đẳng giới... thu hút hàng nghìn lượt cán bộ, nhân dân tham gia. UBND tỉnh tham mưu ban hành Chỉ thị số 14-CT/TU ngày 02-04-2018 của Tỉnh ủy Kon Tum về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Đến nay về cơ bản các huyện ủy, thành ủy, Đảng ủy; các sở, ban, ngành tổ chức phổ biến, quán triệt Chỉ thị và ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị. Đây là nội dung mới, lần đầu tiên Tỉnh ủy ban hành 01 văn bản Quy phạm pháp luật nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các Ban Đảng, Đảng ủy, huyện ủy đối với công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Tham mưu, hướng dẫn triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời và giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với vùng miền núi và dân tộc do Ban Dân tộc tỉnh quản lý. Góp phần từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội vùng đặc biệt khó khăn, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc triển khai thực hiện các chương trình, chính sách trên địa bàn; qua đó kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc tại cơ sở . Tham mưu thực hiện có hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh như: Hoàn thành sách lịch sử công tác dân tộc tỉnh Kon Tum; tham mưu ban hành các Quyết định phê duyệt các Đề án, chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh; thực hiện tốt công tác phối kết hợp với các sở, ngành và các huyện trong việc triển khai thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn...
Tuy nhiên việc thực hiện các chương trình, chính sách vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc như: Công tác điều hành, quản lý, tham mưu chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chương trình 135 ở các huyện, thành phố chưa thống nhất làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện; việc phân cấp cho xã làm chủ đầu tư còn lúng túng trong triển khai thực hiện, quy trình thủ tục, tổng hợp báo cáo chưa đảm bảo theo yêu cầu; bên cạnh đó, các huyện, thành phố chưa kịp thời hướng dẫn, kiểm tra, giám sát; việc huy động các nguồn lực lồng ghép và các nguồn lực địa phương trong quá trình thực hiện dự án còn hạn chế. Trung ương bố trí kinh phí thực hiện Quyết định 2085/QĐ-TTg; 2086/QĐ-TTg chưa kịp thời theo kế hoạch nên chưa triển khai thực hiện các nội dung hỗ trợ theo kế hoạch phân kỳ hàng năm...
Để việc triển khai thực hiện công tác dân tộc năm 2019 đạt được kết quả cần tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Một là, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để các cấp, các ngành nhận thức đúng đắn trách nhiệm trong việc thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và của toàn dân.
Hai là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện quản lý nhà nước và triển khai thực hiện công tác dân tộc, các chương trình, chính sách trên địa bàn tỉnh.Tiếp tục tham mưu triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 14 của Tỉnh ủy Kon Tum và Kế hoạch số 1348 của UBND tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Ba là, Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chương trình, dự án mà Ban Dân tộc quản lý nhằm chấn chỉnh kịp thời những sai sót trong quá trình triển khai thực hiện, kịp thời đôn đốc các địa phương, đơn vị thực hiện đúng tiến độ và đạt chất lượng.
Bốn là, chủ động, kịp thời bám sát Chương trình công tác dân tộc năm 2019 của cơ quan Ban Dân tộc và các nhiệm vụ định kỳ, đột xuất theo sự chỉ đạo điều hành của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao nhằm thực hiện đúng tiến độ, hiệu quả theo chức năng, quyền hạn được giao, phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch.
Năm là, tham mưu tổ chức thành công Đại hội đại biểu các DTTS cấp tỉnh, huyện lần thứ III năm 2019; tham mưu tổng kết lý luận, thực tiễn giai đoạn 2018-2020 về công tác dân tộc và chính sách dân tộc theo chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy.
Nguyễn Thanh Hưng
|
|
|
Trang thông tin điện tử Ban Dân tộc thuộc Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum
Quản lý và nhập tin: Ban Dân tộc, số 413 - Bà Triệu - Thành phố Kon Tum - Tỉnh Kon Tum
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban.
Điện thoại: 02603.866.127 - Fax: 02603.866.127 - Email: bandantoc-kontum@chinhphu.vn.
Ghi rõ nguồn "Trang Thông tin điện tử Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum" hoặc "bandantoc.kontum.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ nguồn này.