Kon Tum là tỉnh miền núi, biên giới, nằm ở Bắc Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên 9.689,61 km, có đường biên giới là 292,522 km giáp Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia; Dân số toàn tỉnh đến năm 2018 có 543.694 người, với 30 dân tộc, trong đó đồng bào DTTS là 289.151 người, chiếm 53,18% dân số toàn tỉnh, có 7 dân tộc tại chỗ, có 5 tôn giáo chính.
Trong năm 2019, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc và chính sách dân tộc, Ban Dân tộc tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh quản lý Nhà nước 22 chương trình, chính sách, Đề án của Trung ương và 02 chính sách, Đề án đặc thù của tỉnh về công tác dân tộc và chính sách dân tộc. Trên cơ sở các văn bản, hướng dẫn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ban, ngành Trung ương và của tỉnh; Ban Dân tộc tỉnh đã tích cực, chủ động tham mưu UBND tỉnh hướng dẫn triển khai thực hiện, kết quả đạt được như sau:
Về quản lý Nhà nước về công tác dân tộc:
Tham mưu tổ chức thành công Đại hội đại biểu các DTTS tại 10 huyện, thành phố và Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kon Tum lần thứ III-2019 theo đúng kế hoạch; Tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận chính sách dân tộc, giai đoạn 2016-2020; tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch số 3417/KH-UBND ngày 23/12/2019 về Thực hiện Đề án "Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025" trên địa bàn tỉnh Kon Tum; ban hành Quyết định số 28/2019/QĐ-UBND ngày 25/12/2019 về quy định vị trí, vai trò, nhiệm vụ của người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Kon Tum; Phối hợp Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Sự thật xuất bản cuốn Lịch sử công tác dân tộc tỉnh Kon Tum (1945-2017); Kỷ yếu Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Kon Tum lần thứ III năm 2019.
Quang cảnh Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Kon Tum lần thứ III năm 2019
Tập trung triển khai thực hiện các Chương trình, chính sách dân tộc trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của Ban Dân tộc, cụ thể:
Thực hiện các hợp phần chương trình 135 trên địa bàn 54 xã ĐBKK, 66 thôn ĐBKK ở xã khu vực I và II: với tổng kinh phí thực hiện là 76,196 tỷ đồng, đạt 82,67% kế hoạch vốn; trong đó đã đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, kinh phí thực hiện 58,128 tỷ đồng, đạt 86,5% so với kế hoạch năm. Các công trình đầu tư xây dựng đều xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng thực tế của người dân, khi hoàn thành đưa vào sử dụng cơ bản đều phát huy hiệu quả, đảm bảo chất lượng và phục vụ lợi ích thiết thực cho người dân vùng hưởng lợi, được người dân đồng tình tham gia ủng hộ. Đã hỗ trợ sản xuất đạt 67,52% so với kế hoạch vốn giao. Các nội dung đã thực hiện Hỗ trợ giống cây trồng như cây lương thực, cây công nghiệp, cây dược liệu; giống vật nuôi; vật tư, phân bónhỗ trợ máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất … Nhìn chung các lại giống cây trồng, vật nuôi, vật tư sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của người dân, được nhân dân đồng tình tham gia hưởng ứng. Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho 1.111 đại biểu… kinh phí thực hiện 2,699 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch vốn giao. Tổ chức Duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng, kinh phí thực hiện là 3,632 tỷ đồng, đạt 74,43% so với kế hoạch. Các công trình đã nghiệm thu đưa vào sử dụng phát huy đạt hiệu.
Thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế- xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017-2020, đã hỗ trợ cho 5.197 lượt hộ với tổng kinh phí thực hiện các nội dung là 33.853 triệu đồng, đạt 67,45% so với kế hoạch vốn giao để thực hiện các nội dung như hỗ trợ đất ở cho 1.001 hộ, Hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất cho 68 hộ, Hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề cho 478 hộ, Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho là 3.650 hộ.
Thực hiện Quyết định số 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các DTTS rất ít người giai đoạn 2016-2025: Triển khai hỗ trợ sản xuất cây con giống, trang thiết bị cho nhà rông; tổ chức tập huấn, nâng cao kiến thức, trình độ năng lực sản xuất cho 341 đại biểu về nội dung kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc bò giống sinh sản, bò thịt; kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê, cây điều…. tổng kinh phí 8.107,632 triệu đồng, đạt 94,3% so với kế hoạch năm.
Toàn tỉnh cấp, phát hơn 255.952 tờ thuộc 18 loại ấn phẩm báo, tạp chí theo Quyết định 59/TTg cho đối tượng thụ hưởng; góp phần nâng cao hiệu biết, kiến thức, đời sống tinh thần cho người dân vùng dân tộc và miền núi.
Triển khai có hiệu quả Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2015 -2020” theo Quyết định 498/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2021” theo Quyết định số 1163/QĐ-TTg; Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng DTTS giai đoạn 2018-2025” theo Quyết định 1898/QĐ-TTg ngày 28/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ; Tổ chức bồi dưỡng theo Quyết định 124/TTg của Thủ tướng Chính phủ và 02 chính sách đặc thù của tỉnh ban hành: Chính sách đối với đồng bào DTTS tiêu biểu trong các lĩnh vực; Đề án “Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của các DTTS trên địa bàn tỉnh Kon Tum” giai đoạn 2017-2020... thông qua tổ chức các Hội nghị tập huấn, Hội nghị tuyên truyền trên địa bàn các xã thuộc các huyện với sự tham gia của hàng nghìn lượt đại biểu; tổ chức thăm hỏi tặng quà cho 500 hộ gia đình tiêu biểu trên địa bàn; hỗ trợ khung dệt theo Đề án nghề truyền thống... với kinh phí thực hiện gần 2 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch đề ra.Tổ chức 02 cuộc thanh tra và hàng chục đợt kiểm tra việc thực hiện các Chương trình, chính sách dân tộc năm 2019, thu nộp ngân sách Nhà nước trên 52 triệu đồng.
Đ/c Y Hằng, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Kon Tum thăm hỏi người tiêu biểu trên địa bàn huyện Kon Rẫy năm 2019
Thông qua triển khai thực hiện các chính sách sách dân tộc đã góp phần phát triển kinh tế- văn hóa- xã hội; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn các xã vùng dân tộc và miền núi; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 17,29% năm 2018 xuống cón 13,62% năm 2019 (giảm 3,67%); toàn tỉnh giảm 6 thôn đặc biệt khó khăn so với năm 2018. Đến nay toàn tỉnh có 21 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, các xã còn lại đều tăng 0,82 tiêu chí/01 xã so với năm 2018. Toàn tỉnh có khoảng 178 trường đạt chuẩn quốc gia, tăng 20 trường so với năm 2018; có 82 xã được công nhận đạt Bộ Tiêu chí quốc gia y tế xã, đạt 80,4%, tăng 0,6% so với năm 2018… Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 37,35 triệu đồng năm 2018 lên 41,28 triệu đồng năm 2019.
Tuy nhiên việc thực hiện các chương trình, chính sách vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc như: Một số đơn vị, địa phương chưa quan tâm thực hiện tốt công tác báo cáo và đề xuất những tồn tại trong việc thực hiện từng chương trình, dự án; chất lượng thông tin tổng hợp báo cáo chưa đầy đủ theo yêu cầu, gây khó khăn trong việc tham mưu UBND tỉnh theo yêu cầu của cơ quan cấp trên. Tiến độ triển khai thực hiện một số chương trình, chính sách trong năm 2019 còn chậm như: Chương trình 135, Quyết định 2086/QĐ-TTg. Riêng đối với Quyết định 2086/QĐ-TTg quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do Trung ương hướng dẫn không cụ thể về cơ chế, định mức hỗ trợ các nội dung, đến nay nguồn đầu tư chưa được bố trí nên thực hiện không đồng bộ giữa đầu tư cơ sở hạ tầng và các nội dung hỗ trợ khác.
Để việc triển khai thực hiện công tác dân tộc năm 2020 đạt được kết quả cần tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Một là, Làm tốt công tác tuyên truyền về công tác dân tộc, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vùng DTTS và miền núi trong đó trọng tâm là Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới; Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Chỉ thị 14 của Tỉnh ủy Kon Tum và Kế hoạch số 1348 của UBND tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Hai là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện quản lý nhà nước và triển khai thực hiện công tác dân tộc, các chương trình, chính sách trên địa bàn tỉnh.Tổ chức sơ, tổng kết các Chương tình chính sách theo chỉ đạo chung từ Trung ương xuống địa phương.
Ba là, chủ động, kịp thời bám sát Chương trình công tác dân tộc năm 2019 của cơ quan Ban Dân tộc và các nhiệm vụ định kỳ, đột xuất theo sự chỉ đạo điều hành của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao nhằm thực hiện đúng tiến độ, hiệu quả theo chức năng, quyền hạn được giao, phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch.
Bốn là, theo dõi, nắm tình hình vùng đồng bào DTTS; giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc tại cơ sở. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động, tôn vinh, biểu dương các cá nhân là người uy tín, tiêu biểu trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn.
Năm là, tiếp tục phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh. Kịp thời hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và phúc đáp các đề xuất, kiến nghị của các đơn vị liên quan đến các chương trình, chính sách dân tộc theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Sáu là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chương trình, chính sách doBan Dân tộc quản lý nhằm chấn chỉnh kịp thời những sai sót trong quá trình triển khai thực hiện, kịp thời đôn đốc các địa phương, đơn vị thực hiện đúng tiến độ và đạt chất lượng.
Nguyễn Thanh Hưng
|
|
|
Trang thông tin điện tử Ban Dân tộc thuộc Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum
Quản lý và nhập tin: Ban Dân tộc, số 413 - Bà Triệu - Thành phố Kon Tum - Tỉnh Kon Tum
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban.
Điện thoại: 02603.866.127 - Fax: 02603.866.127 - Email: bandantoc-kontum@chinhphu.vn.
Ghi rõ nguồn "Trang Thông tin điện tử Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum" hoặc "bandantoc.kontum.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ nguồn này.