Qua thời gian triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn huyện đã tạo được những chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng trong công tác giảm nghèo bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn, miền núi, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
Qua thời gian triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn huyện đã tạo được những chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng trong công tác giảm nghèo bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn, miền núi, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Đồng thời, giải quyết được việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo, tạo sự chuyển biến tích cực về xây dựng môi trường văn hóa phong phú, lành mạnh, nâng cao đời sống văn hóa của các tầng lớp nhân dân, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa. Kiến thức sản xuất, trình độ học vấn, hiểu biết pháp luật của người dân được nâng lên, điều kiện chăm sóc sức khỏe ngày càng tốt hơn.
Kinh tế xã hội ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đã có bước phát triển; tỷ lệ hộ nghèo, thất nghiệp, thiếu việc làm và các tệ nạn xã hội được giảm dần; trình độ dân trí, chất lượng nguồn lao động được nâng cao; chính trị, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn được cải thiện; các công trình giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, trường lớp học đã phát huy tốt hiệu quả đầu tư; đẩy mạnh phát triển sản xuất, ổn định đời sống của Nhân dân trên địa bàn các xã khó khăn, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống của người dân.
Công tác quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai thực hiện có hiệu quả, kịp thời ghi nhận và đề xuất các giải pháp tháo gỡ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các nội dung, hoạt động của từng Chương trình.
Công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững được quan tâm, đổi mới với nhiều phương thức; công tác cập nhật, đưa tin về các mô hình, kinh nghiệm điển hình, tiên tiến trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững được triển khai thường xuyên.
Mặc dù trong điều kiện nguồn lực địa phương còn hạn chế, ngoài nguồn vốn hỗ trợ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia từ ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện đã chủ động, ưu tiên bố trí nguồn lực lồng ghép thực hiện các nội dung, hoạt động trọng tâm của từng chương trình, qua đó góp phần nâng cao kết quả thực hiện các chương trình, duy trì và nâng cao kết quả xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.
Kết quả, đến cuối năm 2020, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ; thu nhập bình quân đầu người đạt 42,26 triệu đồng/người/năm, đạt 93,9% so với kế hoạch; hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn trên địa bàn huyện tiếp tục được cải thiện, phục vụ thiết thực hơn cho đời sống sinh hoạt và sản xuất cho người dân nông thôn. Thông qua cơ chế đầu tư đặc thù đối với các công trình, dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã khuyến khích, vận động được người dân tham gia tích cực vào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn; Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, tăng thu nhập của người dân là mục tiêu đặt ra trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia và chú trọng tập trung thực hiện. Việc đẩy mạnh thực hiện các nội dung về phát triển sản xuất của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, góp phần cải thiện đời sống, tạo sinh kế và nâng cao thu nhập bền vững cho người dân nông thôn, phát huy và nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả; công tác bảo vệ môi trường luôn được chú trọng, các thôn (làng) đã đưa nội dung bảo vệ môi trường ở khu dân cư vào hương ước, quy ước của thôn, một số xã đã triển khai các thùng rác đựng vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật tại các cánh đồng; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới được chú trọng triển khai trên địa bàn toàn huyện, qua đó đã góp phần tạo dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đa màu sắc trong đời sống văn hóa, tinh thần của người dân nông thôn, góp phần gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao ở xã, thôn được quan tâm triển khai; kết quả điều tra hộ nghèo, cận nghèo năm 2020, toàn huyện có 1.703 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 9,46% tổng số hộ dân cư toàn huyện; có 1.594 hộ cận nghèo, chiếm chiếm tỷ lệ 8,86% tổng số hộ dân cư toàn huyện; có trên 85% hộ nghèo được tiếp cận, cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; tình hình an ninh tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, an ninh nội bộ, an ninh nông thôn trên địa bàn huyện cơ bản ổn định.
Qua thời gian triển khai thực hiện các nội dung của chương trình có thể khẳng định đây là chương trình hợp lòng dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ; Nhìn chung, đến nay trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến rõ rệt, nhận thức của người dân về xây dựng nông thôn mới ngày càng được nâng lên, bộ mặt địa phương được đổi mới, văn minh hơn, cơ sở hạ tầng thiết yếu được nâng cấp, hệ thống chính trị cơ sở tiếp tục được củng cố, thu nhập và điều kiện sống của nhân dân được cải thiện và nâng cao. Công tác giảm nghèo bền vững, chính sách đền ơn đáp nghĩa được thực hiện có hiệu quả, giáo dục đào tạo phát triển toàn diện. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới ngày càng được nhân dân hưởng ứng tích cực, cảnh quan môi trường được sạch đẹp, trật tự xã hội được đảm bảo, quy chế dân chủ được phát huy, hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh.
Từ những kết quả đạt được trong thời gian qua, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện như sau, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, cần cụ thể hóa từng nhiệm vụ, mục tiêu công việc, trước hết là nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức và công tác bố trí cán bộ trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao; công tác tuyên truyền, vận động phải nắm được mục đích, ý nghĩa tầm quan trọng của nông thôn mới; huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị; huy động nguồn lực trong nhân dân và các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân; đề cao vai trò chủ thể của người dân trong quá trình thực hiện phải phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể; thực hiện nghiêm quy chế dân chủ ở cơ sở theo phương châm, dân biết - dân bàn - dân làm - dân kiểm tra - dân hưởng thụ; làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng để nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư về nội dung, phương pháp, cách làm, cơ chế chính sách của nhà nước về xây dựng nông thôn mới để cả hệ thống chính trị ở cơ sở và người dân hiểu rõ, đây là chương trình phát triển kinh tế - xã hội tổng thể, toàn diện, lâu dài trong nông thôn; xây dựng nông thôn mới phải do cộng đồng dân cư làm chủ, người dân là chủ thể của chương trình; đa dạng hóa việc huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới theo phương châm "Huy động nguồn lực từ cộng đồng là quyết định, sự tham gia của doanh nghiệp và xã hội là quan trọng, sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là cần thiết". Việc sử dụng nguồn lực vào các công trình công cộng phải được người dân bàn bạc dân chủ và thống nhất, có giám sát cộng đồng, đảm bảo công khai, minh bạch.
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, cần tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, đơn vị, mặt trận và các đoàn thể trong việc triển khai thực hiện công tác giảm nghèo, nhất là là công tác vận động, tuyền truyền của các tổ chức hội đoàn thể là vấn đề quan trọng nhằm để nâng cao nhận thức của người dân trong công tác giảm nghèo, hưởng ứng và cùng tham gia thực hiện các công trình, dự án trên địa bàn; tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân, nhất là người nghèo để người nghèo tự ý thức vươn lên thoát nghèo, làm giàu cho gia đình và xã hội; huy động nguồn vốn, thực hiện tốt và có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; coi trọng chất lượng nguồn nhân lực; khai thác hiệu quả các tiềm năng thế mạnh của địa phương nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng bền vững về kinh tế - xã hội; tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện quy chế phối hợp, giám sát, đánh giá, thực hiện chương trình bảo đảm sử dụng kinh phí đúng mục đích, đối tượng thụ hưởng.
Nguyễn Xuân Lộc
|
|
|
Trang thông tin điện tử Ban Dân tộc thuộc Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum
Quản lý và nhập tin: Ban Dân tộc, số 413 - Bà Triệu - Thành phố Kon Tum - Tỉnh Kon Tum
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban.
Điện thoại: 02603.866.127 - Fax: 02603.866.127 - Email: bandantoc-kontum@chinhphu.vn.
Ghi rõ nguồn "Trang Thông tin điện tử Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum" hoặc "bandantoc.kontum.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ nguồn này.